Giáo viên và phụ huynh là những người thầy tốt nhất cho trẻ
Giáo viên và phụ huynh có những nguyên tắc để giáo dục trẻ nhỏ như thế nào? Bài viết dưới đây sẽ giúp chúng ta tìm ra câu trả lời cho câu hỏi trên.
Nguyên tắc đặt câu hỏi
Khi cô con gái bé bỏng của bạn kết thúc ngày học đầu tiên ở lớp, hãy hỏi con "hôm nay con đã làm gì trong lớp?". Có khi bạn sẽ nhận được những câu trả lời ngây ngô như: "hôm nay con hắt hơi trong lớp". Một số phụ huynh sẽ nghĩ những câu hỏi tương tự như thế này là không cần thiết đối với một đứa trẻ hai tuổi. Nhưng thực tế, việc đặt những câu hỏi tương tự như thế này cho trẻ (ở mọi lứa tuổi) giúp ba mẹ nhận được thông tin về những gì các con đã làm trong một ngày cũng như qua đó có thể biết được tâm tư tình cảm của các con, ngày hôm nay con có hạnh phúc và có điều gì mới mẻ hay không. Đặc biệt, đối với độ tuổi càng nhỏ, phụ huynh càng cần phải tích cực hỏi con những câu hỏi dạng này, để các bé cảm nhận được sự quan tâm từ ba mẹ.
Ví dụ: khi con vẽ một bức tranh, ba mẹ có thể đặt những câu hỏi như: "Đây là gì (hoặc ai)?", "Con đã sử dụng màu nào vậy?", "Con có thể chỉ cho ba mẹ cách con đã làm ra bức tranh này hay không?" v.v...
Các giáo viên, đặc biệt là giáo viên tại các trung tâm tiếng Anh cho trẻ nhỏ, luôn mong muốn học sinh của mình tương tác trong các tiết học ở lớp, nhưng với trẻ nhỏ, đây là một kỹ năng cần được học tập và rèn luyện. Hãy dành một vài phút vào cuối bài học để hỏi trẻ những gì chúng thích nhất, hoặc những gì đã giúp chúng học tốt bài học này. Cách tốt nhất là bắt đầu bằng những câu hỏi "tại sao?". Đây là dạng câu hỏi cung cấp cho trẻ nhiều cảm xúc khi trả lời, bao gồm: vui, buồn, chán nản, thú vị, dễ dàng, khó khăn, v.v... Điều này giúp cho tương tác giữa giáo viên và trẻ tích cực hơn, lâu dần sẽ hình thành thói quen tương tác trong những bài học.
Giúp trẻ phát triển những kỹ năng mềm
Các bài học đầu đời của trẻ nên chứa đựng chủ đề và giá trị như: sự chia sẻ, giúp đỡ bạn bè, nói xin lỗi và tha thứ cho nhau, sửa đổi, chấp nhận nhau, làm việc nhóm, thay phiên nhau và các phép lịch sự cơ bản khác.
Lớp học là nơi dễ dàng phát triển các hoạt động dành cho trẻ như: trò chuyện xoay vòng và chia sẻ, khuyến khích những hành vi lịch sự và hợp tác với bạn bè. Nhưng trẻ cũng cần sự hỗ trợ và khuyến khích từ giáo viên.
Đối với các bậc cha mẹ, cha mẹ nên dạy trẻ nói chuyện lịch sự với trợ lí cửa hàng, những người trong thang máy hoặc nhân viên nhà hàng, v.v... điều này là một cách tích cực để tạo ra môi trường tự nhiên giúp trẻ rèn luyện các kỹ năng mềm. Ngoài ra, phụ huynh nên khuyến khích các hành vi tích cực của con khi chơi với bạn bè hoặc khi cần nhờ sự hỗ trợ từ ai đó.
Trẻ em không thể học những hành vi này một cách tự động, nhưng đây là một phần thiết yếu của sự phát triển toàn diện. Việc giúp trẻ bắt đầu sớm và củng cố hành vi này trong và ngoài lớp học sẽ mang lại nhiều lợi ích tích cực trong cuộc sống cho trẻ.
Tránh đánh giá và chấm điểm cho trẻ
Đây là một khía cạnh khó khăn của nên giáo dục mầm non. Vì ở nhiều quốc gia, trẻ em được xếp loại và đánh giá chỉ để vào các trường mẫu giáo. Tuy nhiên, không có ba mẹ nào làm thế với con cái của họ ở nhà.
Mỗi đứa trẻ có các điểm mạnh khác nhau, nhưng những điều này sẽ không được thể hiện cùng một lúc. Việc không sử dụng điểm số, sẽ giúp trẻ có thể phát triển các kỹ năng của mình và thử những điều mới trong một môi trường tự nhiên và thoải mái. Điều đó cũng có nghĩa là giáo viên có thể dành nhiều thời gian nâng cao chất lượng giáo dục hơn để giúp trẻ phát triển những kỹ năng sẵn có và họ cũng tránh được áp lực khi chấm điểm cho trẻ.
Khi lập kế hoạch học tập, chúng ta cần hiểu tất cả những học sinh của mình cũng như nhu cầu đa dạng của các em. Trẻ em thường có xu hướng học tốt hơn thông qua những hình ảnh chuyển động, đọc to, viết, âm thanh, v.v... nhưng khi kết hợp những điều này, giáo viên cũng không nên quá cứng ngắt.
Khi trẻ có được các kỹ năng mới, chúng phát triển các cách mới để giải quyết vấn đề và tận dụng tối đa vào các hoạt động. Tương tự như thế, việc cung cấp một loạt các vật liệu và đồ chơi cho trẻ đồng nghĩa phụ huynh cho phép các con thử nghiệm những cách học khác nhau.
Vận dụng điều này vào lớp học sẽ giúp trẻ cảm thấy tự tin, thoải mái sáng tạo. Nếu trẻ nhỏ có thể sử dụng tiếng Anh một cách vui vẻ, sáng tạo, các con sẽ cảm thấy hạnh phúc. Về sau, trẻ nhỏ sẽ không còn thấy tiếng Anh hay bất kỳ môn học nào khác là một trở ngại lớn cần phải vượt qua.
Khen ngợi điểm mạnh và nỗ lực của trẻ nhỏ
Cả cha mẹ và giáo viên đều muốn khuyến khích cũng như tạo ra cảm giác tích cực về thành tích cho trẻ nhỏ, nhưng giáo viên và cha mẹ thường dành cho trẻ những lời động viên khá chung chung, chẳng hạn như: "con hoàn thành tốt nhé!".
Trong một lớp học, lời khen thường có xu hướng được dành riêng cho tiến trình học tập. Mặc dù bản chất của sự khen ngợi là tích cực, nhưng nó có thể hiệu quả hơn nhiều khi nhắm vào một mục tiêu cụ thể.
Cách tốt nhất để dành lời khen ngợi là hãy nhận xét tích cực về những điều thực tế mà một đứa trẻ đã làm tốt. Ví dụ: con đã chia sẻ, làm theo hướng dẫn, giúp đỡ một người bạn, đưa ra một câu trả lời đúng hoặc chỉ đơn giản là bé đã hát tốt một bài hát. Điều này chỉ ra rằng: khi giáo viên hoặc phụ huynh đánh giá cao một khía cạnh cụ thể nào đó của trẻ, sẽ giúp con không ngừng củng cố nó và sẵn sàng trở thành tấm gương cho những đứa trẻ khác nhìn vào.
Một khía cạnh khác của lời khen ngợi thường bị bỏ qua đó chính là sự nỗ lực. Đối với trẻ nhỏ, sự nỗ lực ít nhiều cũng quan trọng như kết quả. Ca ngợi những nỗ lực trẻ đã thực hiện, sẽ giúp trẻ cảm thấy giáo viên và phụ huynh luôn đồng hành, chứng kiến toàn bộ quá trình và công nhận thành tích của trẻ một cách khách quan và trẻ cũng cảm thấy mình xứng đáng hơn khi nhận được lời khen ngợi đó.
Phát triển mối quan hệ giữa phụ huynh và giáo viên
Phụ huynh và giáo viên nên chia sẻ những hiểu biết của mình về tính cách của trẻ, nhằm giúp củng cố mối quan hệ giữa đôi bên. Giáo viên nên cho phụ huynh biết về kết quả học tập của con họ ở trường, những thế mạnh, điểm yếu của trẻ và những kỹ năng thiên phú mà giáo viên đã phát hiện thông qua các hoạt động trong lớp học.
Giáo viên có thể thông báo cho phụ huynh về giáo trình học của bé, giúp phụ huynh có thể nắm rõ nội dung và củng cố thêm kiến thức cho con ở nhà. Ví dụ: hôm đó trẻ học về sự giúp đỡ, ba mẹ có thể củng cố kiến thức cho con bằng cách giới thiệu một cuốn sách, phim hoạt hình hoặc các bài hát về chủ đề này, việc nhập vai với đồ chơi hoặc cho trẻ chơi trực tiếp với các bé khác cũng là một cách giúp con ôn lại bài học.
Cách tốt nhất để gia đình và nhà trường có thể hợp tác chặt chẽ là giáo viên và phụ huynh nói chuyện trực tiếp với nhau. Nhưng nếu không có nhiều thời gian, một email phản hồi ngắn gọn về tình hình học tập ở lớp của trẻ hoặc giữ liên lạc với ba mẹ cũng là một cách để duy trì mối quan hệ giữa gia đình và nhà trường.
Cuối cùng, một trong những cách quan trọng nhất để phát triển và duy trì mối quan hệ tốt đẹp này, chỉ đơn giản là thể hiện sự đánh giá cao dành cho nhau. Nếu một đứa trẻ thấy cha mẹ và giáo viên cảm ơn lẫn nhau và không ngừng củng cố sự hợp tác, sẽ giúp trẻ hình thành những giá trị tốt đẹp về lời cảm ơn và sự hợp tác với mọi người xung quanh.
Bài viết cùng chuyên mục
- Những bộ phim hoạt hình giúp trẻ học tiếng Anh hiệu quả 13/05
- Bí quyết dạy con luyện viết tiếng Anh hiệu quả 19/06
- Tổng hợp các câu hỏi giao tiếp tiếng Anh cho trẻ em 19/06
- Giáo viên và phụ huynh là những người thầy tốt nhất cho trẻ 12/06
- Có phải tất cả trẻ em đều có khả năng học ngoại ngữ? 12/06
- Dạy tiếng Anh cho học sinh tiểu học: 4 phương pháp phụ huynh cần biết 05/06
- Phụ huynh nên làm gì để phát triển Tiếng Anh cho học sinh tiểu học? 05/06
- Bé học tiếng Anh qua hình ảnh – Học nhanh, nhớ lâu 29/05
- Các cách thức học phát âm tiếng Anh tiểu học chuẩn như người bản xứ 29/05
- Nghe truyện tiếng Anh – Rèn luyện kỹ năng nghe có chiều sâu 22/05
- Một số phương pháp dạy tiếng Anh cho trẻ tiểu học hiệu quả mà ba mẹ cần biết 11/05
- Kinh nghiệm dạy tiếng Anh cho trẻ em không phải ai cũng biết 06/03